Cảng hàng không Long Thành địa điểm giao thương trọng điểm kết nối 3 miền Bắc Trung Nam cùng nhiều tuyến đường quốc tế khác. Dự án được quy hoạch với diện tích lên đến 5.364ha, trong đó sẻ chia thành 2 phần chính là: 5.000ha phục vụ hoạt động sân bay và 364ha dành cho hạng mục tái định cư. Cùng Kiến Thịnh Land tìm hiểu sâu về cảng hàng không quốc tế Long Thành, nơi đang được giới chuyên gia đầu tư chú ý.
Theo quy hoạch, khi dự án hoàn thiện sẽ trở thành điểm trung chuyển quốc tế có thể đón tiếp lên đến 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Đồng thời cảng hàng không Long Thành còn được phân bổ thành 5 vùng chức năng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng cùn như quá trình vận chuyển.
- Vùng 1 nằm ở phía Bắc là vùng phát triển đô thị – công nghiệp.
- Vùng 2 với 15.000ha là khu dân cư, tái định cư và khu đô thị thông minh.
- Vùng 3 có tổng quy mô lên đến 5.000ha là khu dịch vụ – thương mại, cung cấp các loại hình thương mại tự do, vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ cho sân bay.
- Vùng 4 có quy mô khoảng 2.000ha là khu chức năng đặc thù của sân bay bao gồm: khu du lịch, khu thể thao và dịch vụ sân bay phục vụ cho hành khách chuyến dài và cán bộ công nhân viên làm việc tại sân bay.
- Vùng 5 được đặt ở phía Nam sân bay là vùng đô thị hỗn hợp.
Ngoài ra, sân bay Long Thành được chia làm 3 giai đoạn phát triển ứng với từng mốc thời gian từ 2021 cho đến 2050.
- Giai đoạn 1( 2020 – 2025): Xây dựng nhà ga hành khách công suất 25 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm và đường cất hạ cánh. Ở công đoạn này sẽ bao gồm các hạng mục: phá dỡ, san lấp nền, xây dựng hàng rào, các tuyến đường giao thông kết nối nội bộ, … Đến thời điểm hiện tại đã hoàn tất công cuộc san lấp nền và hoàn thành cơ bản về mặt kỹ thuật đối với khu vực nhà ga và sân hàng hóa.
- Giai đoạn 2 ( 2025 – 2035): Nâng công suất nhà ga hành khách lên 50 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa lên 1,5 triệu tấn/năm.ác nước khu vực Đông Nam Á. Đồng thời nhanh chóng kết nối đến các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản,…
- Giai đoạn 2 ( 2035 – 2050): Nâng công suất nhà ga hành khách lên 100 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa lên 5 triệu tấn/năm
Dự án Sân bay Long Thành sẽ là giải pháp tối ưu nhất giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài ra sân bay còn sở hữu vị trí đắc địa nằm kề cân với tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu,… tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng di chuyển. Bên cạnh đó là hàng loạt khu công nghiệp lớn là điểm mạnh lớn nhất giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao chất sống cho người dân. Đặc biệt, vị trí sân bay Long Thành là trung tâm Đông Nam Á nhờ khoảng cách kết nối được tối ưu. Chỉ cần 3 giờ bay đã có thể tiếp cận ngay với các nước khu vực Đông Nam Á. Đồng thời nhanh chóng kết nối đến các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản,…